Hầu hết các bộ vi xử lý có thể xử lý bất kỳ khối lượng công việc nào mà người dùng yêu cầu, điểm khác biệt chỉ là thời gian hoàn thành. Nhưng CPU nhanh hơn (có nhiều nhân hơn vàc xung nhịp cao hơn ) có thể xử lý khối lượng công việc nặng hơn, điều này giúp tiết kiệm thời gian. Một bộ vi xử lý vượt trội cho gaming không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho các công việc cần tính toán khác như xử lý đồ họa, render… Vì vậy, sự xuất hiện của danh sách ngày hôm nay từ Tomhardware sẽ cho thấy được các vi xử lý tốt nhất dành cho nhu cầu làm việc.

Trong khi chúng ta chờ đợi sự xuất hiện hứa hẹn của Ryzen 9 3950X 16 nhân hàng đầu của AMD, đã có rất nhiều tin tức trên mặt trận CPU. Intel cho biết Core i9-9900KS với mức xung nhịp hứa hẹn 5GHz của họ sẽ góp mặt sớm trên thị trường, mặc dù rõ ràng là tới hiện tại vẫn chưa biết mức giá của nó. Trong khi đó, AMD đã bận rộn với việc  sửa lỗi firmware cho các vi xử lý Ryzen 3000 của họ, điều mà Intel đã ngụ ý có thể có vấn đề về độ tin cậy.

Mẹo mua sắm nhanh

Khi chọn CPU tập trung cho nhu cầu làm việc, hãy xem xét các điều sau:

  • Ứng dụng sử dụng đang dùng là gì ? Nếu ứng dụng của người dùng tận dụng đa nhân, chẳng hạn tận dụng được các nhân/luồng vượt trội của AMD trên mỗi đô la, thì lựa chọn sản phẩm vi xử lý AMD là tốt nhất. Nhưng nếu ứng dụng các sản phẩm Adobe hoặc đơn nhân, mua các vi xử lý Intel sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Lựa chọn vi xử lý thế hệ mới nhất: Sự thật là chúng ta không thể tiết kiệm tiền bằng cách mua các vi xử lý cũ hơn. Các vi xử lý mới hơn thường cho hiệu năng tốt hơn nhưng chi phí lại chỉ tương đương với các vi xử lý thuộc thế hệ cũ.
  • Lựa chọn bo mạch chủ đúng đắn: Các CPU đắt nhất nên chạy với các bo mạch chủ cao cấp với thiết kế tốt hơn.
  • Tản nhiệt: Hầu hết các loại vi xử lý đắt tiền thuộc phân khúc flagship hiện nay đều không được trang bị tản nhiệt đi kèm, đòi hỏi người dùng phải tự mua.

I. Xeon W-3175X – CPU Workstation tốt nhất

 

Kiến trúc: Skylake-SP | Socket: LGA 3647 (Socket P) | Nhân/luồng: 28/56 | Xung nhịp cơ bản: 3,1GHz | Xung nhịp Boost: 4.3GHz | TDP: 255W

Ưu điểm:

  • Mở khóa hệ số nhân giúp cho việc ép xung
  • Hiệu suất cao trong các ứng dụng đơn luồng và đa luồng

Nhược điểm:

  • Cần chạy với bo mạch chủ đắt tiền
  • Tiêu thụ điện năng cao và giá cao

Nếu người dùng là một chuyên gia điện toán thực thụ mà không muốn lãng phí thời gian cho việc tính toán, thì lúc này việc sử dụng một hệ thống máy tính có phần cứng mạnh nhất là điều nên làm. Loại phần cứng này vượt lên trên và vượt xa những gì có sẵn trên bộ xử lý HEDT của Intel và AMD, cho đến phần cứng Workstation thực sự. Đồng thời, các nền tảng Workstation cũng hỗ trợ bộ nhớ ECC, giúp ổn định cho hệ thống.

Xeon W-3175X 28 nhân/56 luồng, có thể ép xung của Intel là nhà vô địch hiện tại trong lĩnh vực này. Xeon W-3175X  mang đến hiệu suất cao trong khối lượng công việc chuyên nghiệp khi có kha rnanwg vượt trội trong các ứng dụng đơn nhân và đa nhân. Giống như hầu hết các bộ xử lý cao cấp của Intel, người dùng buộc phải chi trả một mức giá rất cao để sở hữu được dòng vi xử lý này

Người dùng cần tìm kiếm các vi xử lý nhiều nhân hơn nhưng có mức giá thấp hơn nên chú ý đến dòng sản phẩm Ryzen 3000 được công bố gần đây của AMD. Chẳng hạn, dòng vi xử lý sắp được giới thiệu vào tháng 11 là Ryzen 9 3950X với 16 nhân và 32 luồng, xung nhịp 4,7 GHz. AMD cho biết mức giá của sản phẩm được công bố là khoảng 749 đô la. Với mức giá này kèm vào việc kết hợp với một số bo mạch chủ X570 hoặc X470, giúp người dùng tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn.

Về phía Intel, thông báo về Core i9-9900KS, vi xử lý này hứa hẹn mang lại hiệu năng với tất cả tám nhân hoạt động ở mức 5GHz ấn tượng. Nhưng chúng ta chưa biết chi tiết quan trọng nào, như giá hoặc ngày phát hành – hoặc số lượng thực tế sẽ có sẵn của phiên bản này trên thị trường.

II. AMD Threadripper 2950X – CPU máy tính để bàn cao cấp (HEDT) tốt nhất

Kiến trúc: Zen + | Socket: TR4 | Nhân / Luồng: 16/32 | Xung nhịp cơ bản: 3,5 GHz | Xung nhịp Boost: 4,4GHz | TDP: 180W

Ưu điểm:

  • Hiệu suất cao nhưng chi phí hợp lý.
  • Cải thiện hiệu suất so với thế hệ cũ
  • Hàn Indium giúp cải thiện nhiệt độ hoạt động
  • Mở khóa hệ số nhân để ép xung

Nhược điểm:

  • Là dòng vi xử lý HEDT nên nó sẽ đắt tiền hơn.

Nếu người dùng thường chạy khối lượng công việc như hệ thống workstation hoặc rơi vào loại bán chuyên nghiệp, bộ xử lý máy tính để bàn cao cấp (HEDT) là giải pháp tốt nhất. Các nền tảng X299 của Intel và X399 của AMD đi kèm với các tùy chọn kết nối mạnh mẽ, như các lane PCIe mở rộng, mạng LAN tốc độ cao, hỗ trợ nhiều card đồ họa và bộ nhớ bốn kênh. Dòng Skylake-X của Intel có nhiều loại vi xử lý với nhiều nhân đáp ứng hầu hết mọi trường hợp sử dụng, nhưng mức giá sẽ cao hơn rất nhiều. Intel cũng giới hạn các model Core i9 của họ với  44 lane PCIe, nhưng so với đối thủ là AMD thì vẫn còn kém hơn khi AMD cung cấp lên tới 60 lane PCIe.

Các dòng sản phẩm Threadripper thế hệ thứ nhất và thứ hai của AMD chung socket nhưng có số lượng nhân/luồng khác nhau. Quan trọng rằng người dùng sẽ phải chi trả ít hơn so với Intel nếu xét trên phương diện số nhân/luồng bỏ ra. Mặc dù về hiệu năng hoạt động, Intel vẫn nắm giữ lợi thế về hiệu năng trên mỗi nhân, nhưng mức giá rẻ hơn của AMD bù đắp cho điều đó. Và bởi vì các model Threadripper thế hệ thứ hai đã có sẵn trên thị trường khá lâu, nên hiển nhiên sẽ là lựa chọn tốt thay vì các model TR4 thế hệ thứ nhất.

Mặc dù trong bài viết này chúng tôi vẫn khuyên dùng Ryzen 7 2700X hoặc Core i7-8700K cho gaming, nhưng rõ ràng trong các ứng dụng hướng tới hiệu quả làm việc, các sản phẩm này không thể bắt kịp với Threadripper. Các vi xử lý Skylake-X của Intel vẫn còn rất mạnh, nhưng người dùng phải trả giá đắt để mua chúng. Threadripper 2950X cung cấp hiệu năng cao hơn rất nhiều với mức giá thấp hơn so với Threadripper thế hệ đầu tiên, trong khi lại có khả năng tương thích với thế hệ cũ. Nếu người dùng đang tìm cách nâng cấp từ CPU cũ lên, Ryzen Threadripper 2950X của AMD không làm cho mọi người thất vọng.

III. AMD Ryzen 9 3900X – CPU cho hệ thống máy tính để bàn cao cấp tốt nhất

Kiến trúc: Zen2 | Socket: AM4 (1331) | Nhân / luồng: 12/24 | Xung nhịp cơ bản: 3,8GHz | Xung nhịp Boost: 4.6GHz | TDP: 105W

Ưu điểm:

  • Trang bị tản nhiệt đi kèm
  • Mở khóa hệ số nhân
  • Tương thích với bo mạch chủ X470
  • Hàn Indium giúp cải thiện nhiệt độ hoạt động
  • Yêu cầu bo mạch chủ X570 để được hỗ trợ PCIe 4.0 chính thức

Nhược điểm:

  • Giới hạn ép xung

AMD tiếp tục cung cấp khả năng tương thích ngược với các dòng vi xử lý dựa trên socket AM4, điều này giúp người dùng có thể tiết kiệm hơn nhiều so với việc phải mua mới toàn bộ hệ thống thay vì có thể nâng cấp được. Trong khi đó, dù là một vi xử lý cao cấp, nhưng Ryzen 9 3900X được AMD hào phóng hơn khi đi kèm với tản nhiệt Wraith Prism, so với 9900K cùng phân khúc thì hiển nhiên AMD tốt hơn nhiều.

AMD cũng tiếp tục cung cấp khả năng mở khóa hệ số nhân cho các vi xử lý các mẫu Ryzen và phép ép xung trên các bo mạch chủ tầm trung và cao cấp. Điều này khác biệt với Intel khi mà Intel chỉ cho phép ép xung đối với các vi xử lý có hậu tố K/X và bo mạch chủ Z đắt tiền.  AMD thậm chí còn mở rộng với việc giới thiệu các tính năng Precision Boost Overdrive và AutoOC mang lại khả năng ép xung cho người dùng thông qua một vài cú nhấp chuột trong tiện ích Ryzen Master. Intel rõ ràng có lợi thế khi có mức xung nhịp cao hơn so với đối thủ, nhưng nó thực sự không phải là vấn đề tốt khi đối mặt với đối thủ vốn có số nhân/luồng nhiều hơn trong khi có mức giá tương tự.

Ryzen 9 3900X xác định lại kỳ vọng của người dùng đối với hệ thống PC với 12 nhân/24 luồng thú vị và đại diện cho một giá trị tuyệt vời nếu người dùng đang tìm kiếm một hệ thống làm việc trơn tru nhưng chi phí bỏ ra ở mức vừa phải.

IV. AMD Ryzen 7 3700X – CPU dòng chủ đạo tốt nhất

Kiến trúc: Zen2 | Socket: AM4 (1331) | Nhân / Luồng: 8/16 | Xung nhịp cơ bản: 3,2GHz | Xung nhịp Boost: 4,4GHz | TDP: 65W

Tương tự như dòng 3900X, 3700X cũng có ưu và nhược điểm giống với tiền nhiệm.

Ưu điểm:

  • Trang bị tản nhiệt đi kèm
  • Mở khóa hệ số nhân
  • Tương thích với bo mạch chủ X470
  • Hàn Indium giúp cải thiện nhiệt độ hoạt động
  • Yêu cầu bo mạch chủ X570 để được hỗ trợ PCIe 4.0 chính thức

Nhược điểm:

  • Giới hạn ép xung

Vi xử lý Ryzen 7 3700X với 8 nhân/16 luồng mang lại sức mạnh và hiệu quả năng lượng đáng kinh ngạc. Bộ xử lý được mở khóa hệ số nhân giúp cho việc ép xung và tinh chỉnh được tốt hơn,  cũng hỗ trợ PCIe 4.0 và đi kèm với bộ làm mát Wraith Spire RGB mạnh mẽ. Trong khi đó, khả năng tương thích ngược cũng là một điều cần nhắc tới, khi nó hỗ trợ chạy trên các bo mạch chủ X470.

V. AMD Ryzen 5 2600 – CPU ngân sách tốt nhất

 Kiến trúc: Zen + | Socket: AM4 (1331) | Nhân / Luồng: 6/12 | Xung nhịp cơ bản 3.6GHz | Xung nhịp Boost: 4.2GHz | TDP: 65W

Ưu điểm:

  • Hiệu suất tốt hơn rất nhiều so với Ryzen 5 1600
  • Tương thích ngược với các bo mạch chủ thế hệ trước
  • Hàn Indium giúp cải thiện nhiệt độ hoạt động
  • Có tản nhiệt đi kèm

Nhược điểm:

  • Hiệu suất thấp hơn nhiều so với dòng chính 2700
  • Yêu cầu có tản nhiệt tốt hơn để ép xung

Các vi xử lý ở phân khúc chủ đạo của AMD rất đạng và đặc biệt khi có số nhân/luồng tốt hơn, mở khóa hệ số nhân, có kèm tản nhiệt tốt so với đối thủ Intel.  Về hiệu năng hoạt động, các vi xử lý Intel có xu hướng cung cấp hiệu suất đơn luồng tốt hơn so với AMD. Tuy nhiên, có một nhược điểm là ở phân khúc này, các bo mạch chủ B-và H-Series rẻ hơn không thể ép xung.

Các nhà bán lẻ đã giảm giá  Ryzen 5 2600 xuống mức thấp, điều đó có nghĩa là người dùng có thể nhận một vi xử lý 6 nhân/12 luồng dựa trên kiến trúc Zen + với mức giá thấp nhất. Ryzen 5 2600 có xung nhịp cơ bản 3,4 GHz, boost lên tới 3,9 GHz cho các tác vụ nhẹ, trong khi khả năng turbo đa nhân được cải thiện giúp giải quyết khối lượng công việc nặng hơn.

Giống như tất cả các bộ xử lý AMD Ryzen, người dùng có thể ép xung với bo mạch chủ X-và B-series. Tuy nhiên, tản nhiệt đi kém khó có thể giúp sản phẩm Ryzen 5 2600 được ép xung lên một cách tốt nhất, vì vậy hãy trang bị một tản nhiệt khác để tận hưởng tiềm năng của nó.

VI. AMD Ryzen 3 2200G – CPU phổ thông tốt nhất.

Kiến trúc: Zen + | Socket: AM4 (1331) | Nhân / Luồng: 4/4 | Xung nhịp cơ bản: 3,5 GHz | Xung nhịp Boost 3,7GHz | TDP: 65W

Ưu điểm:

  • Giá tốt
  • Xung nhịp cao, mở khóa hệ số nhân giúp ép xung
  • Nhân đồ họa tích hợp thích hợp với các tựa game 720P

Nhược điểm:

  • Chỉ có 8 lane PCIe
  • Yêu cầu tính tương thích tốt hơn với các loại bo mạch chủ
  • Yêu cầu tản nhiệt tốt để ép xung.

Ryzen 3 2200G với 4 nhân/4 luồng, hỗ trợ AVX dễ dàng đánh bại dòng sản phẩm Intel Pentium cùng phân khúc.  Trong khối lượng công việc đa luồng, các sản phẩm Pentium tương đương có hiệu năng kém hơn so với Ryzen 3 2200G. Hiệu suất đơn luồng của 2200G cũng cực kỳ cạnh tranh, AMD cũng hỗ trợ chỉ lệnh AVX với tất cả các bộ xử lý của mình, trong khi Intel vô hiệu hóa tính năng này trong họ Pentium.

Ryzen 3 2200G cũng đi kèm với công cụ đồ họa Radeon Vega tích hợp mạnh mẽ và thích hợp với các bo mạch chủ 300 dòng rẻ tiền hiện có (sau bản cập nhật BIOS cần thiết), để tạo thành một nền tảng của một PC giá rẻ.